Cost Per Impression Là Gì? Kiến Thức Về CPM A – Z

Cost per impression (CPM) là một mô hình quảng cáo phổ biến trong lĩnh vực Digital Marketing. Vậy thì Cost Per impression là gì? CPM có những ưu và nhược điểm gì? Sự khác biệt giữa 2 hình thức quảng cáo CPM và CPC là gì? Hãy cùng Toppage.vn khám phá bài viết dưới đây để giải đáp những câu hỏi trên nhé!

Cost per impression là gì?

Cost per impression (CPM) là một thuật ngữ thông dụng mà chắc hẳn những ai đang làm làm việc hoặc tìm hiểu về Digital Marketing đều biết đến. CPM hiểu đơn giản là chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo. Với phương thức quảng cáo này, nhà quảng cáo hoàn toàn có thể đo lường tính hiệu quả và chi phí của chiến dịch digital marketing. Mỗi website sử dụng quảng cáo theo giá CPM sẽ không cần người dùng trực tiếp nhấp vào trang đích, mà chi phí sẽ được tính ngay khi người dùng nhìn thấy mẫu quảng cáo.

giải đáp về cost per impression
Giải đáp thắc mắc về Cost Per Impression là gì

Yếu tố ảnh hưởng đến cost per impression là gì?

yếu tố ảnh hưởng cost per imoression
Cost Per Impression là gì? – Những yếu tố ảnh hưởng đến cost per impression

Sau khi tìm hiểu được cost per impression là gì? hãy tiếp tục tìm hiểu xem những yếu tố nào sẽ có ảnh hưởng đến cost impression nhé! Dưới đây là một số các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quảng cáo theo phương thức cost per impression mà bạn nên biết để triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn:

  • Địa điểm: Tùy theo khu vực địa lý mà bạn muốn tiếp cận, giá CPM sẽ có sự chênh lệch. Một số khu vực có giá CPM cao hơn do có nhu cầu hoặc cạnh tranh lớn hơn về lĩnh vực, sản phẩm hoặc dịch vụ quảng cáo.
  • Nhân khẩu học: Đặc điểm của đối tượng mục tiêu như tuổi, giới tính, thu nhập, hành vi, sở thích… cũng có sự ảnh hưởng ít nhiều đến giá CPM. Những khách hàng có khả năng chuyển đổi hoặc mua hàng cao sẽ có giá trị hơn đối với nhà quảng cáo.
  • Thiết bị đặt quảng cáo: Loại thiết bị mà người dùng sử dụng để xem quảng cáo, như máy tính để bàn, điện thoại di động, máy tính bảng ảnh hưởng lớn đến giá CPM. Giá CPM sẽ được đẩy cao hơn nếu thiết bị có màn hình lớn, độ phân giải hoặc khả năng tương tác cao.
  • Chủ đề website: Những website chuyên về lĩnh vực như tài chính, y tế, giáo dục… có giá CPM cao hơn do có độ tin cậy và chuyên môn cao. Nội dung, hình ảnh càng được đầu tư và chăm chút thì giá đặt quảng cáo trên website sẽ càng cao.
  • Kích thước quảng cáo: Quảng cáo có kích thước lớn sẽ có giá CPM cao hơn do có khả năng thu hút sự chú ý hoặc gây ấn tượng.
  • Lưu lượng truy cập website: Một website có lưu lượng truy cập cao có thể yêu cầu giá CPM cao hơn do có nhiều cơ hội để quảng cáo tiếp cận đến người dùng.
  • Hiệu suất quảng cáo trên một trang: Nếu trang web có nhiều quảng cáo hoặc quảng cáo ở vị trí kém nổi bật có thể sẽ làm giảm giá CPM do có ít sự chú ý hoặc cạnh tranh.
  • Thời điểm hiển thị quảng cáo: Tùy vào từng ngày, từng tháng, từng năm mà giá CPM có thể thay đổi. VD: thời điểm cận Tết thì những từ khóa liên quan đến áo dài sẽ có chi phí cao hơn so với những dịp thông thường.

Công thức tính CMP

công thức tính cpm
Cost Per Impression là gì? – Công thức tính CPM nhanh chóng và chuẩn xác

Bên cạnh những thắc mắc về cost per impression là gì? thì nhiều người cũng tò mò muốn biết cách để tính CPM chuẩn xác là như thế nào. Công thức tính CPM như sau:

CPM =(Chi phí quảng cáo / Số lần hiển thị quảng cáo) x 1000

*Chi phí quảng cáo: Chi phí quảng cáo của cả chiến dịch

Ví dụ: Bạn dự định chi 10 triệu đồng và mong nhận được 3000 lần hiển thị thì công thức sẽ như sau:

CPM = (10.000.000 / 3000) x 1000 = 333.333 nghìn đồng

Lưu ý rằng không có tỷ lệ CPM tốt hay xấu vì tỷ lệ này khác nhau giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh. Cần xem xét các mục tiêu và chiến lược của Marketing tổng quan để đánh giá hiệu quả của CPM.

Ưu và nhược điểm của cost per impression là gì?

CPM là một hình thức quảng cáo được nhiều người ưa chuộng, song, bên cạnh những ưu điểm thì CPM cũng tồn tại nhiều khuyết điểm khác. Hãy cùng khám phá xem những điểm mạnh và điểm yếu của CPM trong phần tiếp theo của bài viết.

Ưu điểm

ưu điểm cpm
Cost Per Impression là gì? – Ưu điểm khi sử dụng hình thức CPM cho quảng cáo

Tăng nhận thức thương hiệu

Cost per impression giúp nhà tiếp thị tiếp cận được với một lượng lớn người dùng trên nhiều nền tảng khác nhau. Từ đó, tăng cường nhận thức và độ uy tín cho thương hiệu. Bạn có thể sử dụng các quảng cáo CPM để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, hoặc thông điệp đến với khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Đơn giản và dễ tính toán

Cost per impression (CPM) là một mô hình quảng cáo tương đối đơn giản và dễ dàng để kiểm soát chi phí và mức độ hiệu quả. Bạn chỉ cần biết số lần hiển thị quảng cáo và chi phí cho mỗi lần hiển thị để tính được CPM.

Đảm bảo số lần hiển thị

Người đặt quảng cáo có thể chắc chắn rằng quảng cáo của mình sẽ được hiển thị cho số lượng người dùng nhất định mà đã được trả tiền trước. Điều này giúp việc kiểm soát ngân sách và kỳ vọng thuận tiện hơn.

Nhược điểm

khuyết điểm cpm
Cost Per Impression là gì? – Khuyết điểm khi sử dụng hình thức CPM cho quảng cáo

Không đo lường được hành động của người dùng

Cost per impression chỉ đo lường được số lần hiển thị quảng cáo, ngoài ra, nó không đo lường được những hành động của người dùng sau khi xem quảng cáo như nhấp vào, chuyển đổi, mua hàng… Do đó, bạn sẽ không biết được quảng cáo CPM có mang lại doanh thu hay không, hay chỉ là tốn kém mà không có hiệu quả.

Không tương tác được với người dùng

Mô hình quảng cáo này không mang ý nghĩa khuyến khích người dùng tương tác với quảng cáo, chỉ cần họ nhìn thấy quảng cáo là đã tính là một lần hiển thị. Do đó, mẫu quảng cáo không có cơ hội để gây ấn tượng hoặc thuyết phục người dùng về sản phẩm, dịch vụ, hoặc thông điệp.

Dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai

Cost per impression có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai, như ad blocker, bot traffic, click fraud… Những yếu tố này có thể làm giảm số lần hiển thị thực tế của quảng cáo hoặc làm tăng chi phí cho nhà quảng cáo mà không mang lại kết quả mong muốn.

CPC và CPM khác nhau như thế nào?

CPC (cost per click) và CPM (cost per impression) là hai mô hình quảng cáo phổ biến trong digital marketing. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt về cách tính phí, cách đo lường hiệu quả và phù hợp với các mục tiêu khác nhau của nhà quảng cáo. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa CPC và CPM.

Quảng cáo CPC

so sánh cpc và cpm
Sự khác biệt giữa Cost per click và cost per impression là gì?

Cách tính phí

Quảng cáo CPC tính phí cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo. Vì thế, nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi có người dùng thực sự quan tâm đến quảng cáo và muốn biết thêm thông tin.

Cách đo lường hiệu quả

Quảng cáo CPC đo lường hiệu quả bằng tỷ lệ nhấp (click-through rate – CTR), tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate – CR) hoặc doanh thu trên chi phí quảng cáo (return on ad spend – ROAS). Những chỉ số này cho biết được mức độ tương tác và hành động của người dùng sau khi nhấp vào quảng cáo.

Phù hợp với mục tiêu

Quảng cáo CPC phù hợp với các mục tiêu liên quan đến hành động của người dùng như tăng lượng truy cập website, tăng số lượng khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng… Nhà quảng cáo có thể tối ưu hóa chiến dịch CPC bằng cách chọn từ khóa, nội dung, thiết kế, và vị trí quảng cáo sao cho thu hút được sự chú ý và kích thích được hành động của người dùng.

Quảng cáo CPM

so sánh giữa cpc và cpm
Sự khác biệt giữa Cost per click và cost per impression là gì?

Cách tính phí

Khác với quảng cáo CPC thì quảng cáo CPM tính phí cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo. Nhà quảng cáo sẽ phải trả tiền cho mỗi lần quảng cáo xuất hiện trên màn hình của người dùng, bất kể họ có nhìn thấy hay không, có nhấp vào hay không.

Cách đo lường hiệu quả

Quảng cáo CPM đo lường hiệu quả bằng số lần hiển thị (impression), số lượt xem (view), hoặc tỷ lệ xem (viewability rate). Những chỉ số này cho biết được mức độ tiếp cận và phủ sóng của quảng cáo trên các nền tảng khác nhau.

Phù hợp với mục tiêu

Quảng cáo CPM phù hợp với các mục tiêu liên quan đến nhận thức thương hiệu như tăng cường hình ảnh thương hiệu, sự tin cậy, sự ưa thích hoặc sự khác biệt của thương hiệu.

Cách làm giảm CPM là gì?

cách giảm cpm
Cost Per Impression là gì? – Phương pháp giúp giảm CPM một cách hiệu quả

CPM là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả và chi phí của chiến dịch quảng cáo. CPM càng thấp, tức là chi phí cho mỗi lần hiển thị quảng cáo càng thấp, do đó, bạn có thể tiết kiệm được nhiều ngân sách hơn. Tuy nhiên, làm sao để giảm CPM mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quảng cáo? Dưới đây là một số cách để bạn có thể tham khảo:

Chọn đối tượng mục tiêu chính xác

Bạn nên xác định rõ đối tượng mục tiêu của bạn, như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, sở thích, hành vi… Bạn cũng nên loại bỏ những đối tượng không liên quan hoặc không có khả năng chuyển đổi. Việc này sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ nhấp và giảm CPM.

Tối ưu hóa nội dung quảng cáo

Các yếu tố như tiêu đề, mô tả, hình ảnh, video, nút kêu gọi hành động… cần được chú ý. Bên cạnh đó, các từ ngữ hấp dẫn, gợi cảm xúc và thể hiện lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ cũng là một trong những yếu tố giúp thu hút người dùng. Để tìm ra phiên bản có hiệu suất cao nhất, bạn có thể thử nghiệm các phiên bản quảng cáo khác nhau.

Chọn kênh quảng cáo phù hợp

Mỗi kênh quảng cáo sẽ có mức chi phí và phù hợp với mục tiêu Marketing nhất định, thế nên cần chọn lựa kênh quảng cáo phù hợp và tối ưu nhất. Có thể sử dụng các kênh quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads, YouTube Ads… tùy theo nhu cầu của bản thân.

Điều chỉnh thời điểm hiển thị quảng cáo

Điều chỉnh thời điểm hiển thị quảng cáo sao cho phù hợp với hành vi và nhu cầu của đối tượng mục tiêu bằng cách sử dụng công cụ phân tích để xem thời điểm nào có lượng truy cập cao nhất, tỷ lệ nhấp cao nhất hoặc tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Đặc biệt, nên tránh những thời điểm có CPM cao do cạnh tranh hoặc ít người dùng quan tâm.

Cách tối ưu CPM trong chiến dịch quảng cáo

cách tối ưu cpm
Cost Per Impression là gì? – Cách tối ưu cpm cho chiến dịch quảng cáo nhanh chóng, hiệu quả

Ngoài việc giảm CPM, bạn cũng nên tối ưu CPM để tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Tối ưu CPM có nghĩa là bạn sử dụng CPM một cách hợp lý và thông minh để đạt được mục tiêu. Dưới đây là một số cách để bạn có thể tối ưu CPM trong chiến dịch quảng cáo:

Xác định rõ mục tiêu Marketing rõ ràng

Nên xác định rõ mục tiêu Marketing trước khi chọn mô hình quảng cáo CPM, có nghĩa là cần biết bạn/ doanh nghiệp muốn đạt được gì từ chiến dịch quảng cáo ví dụ như tăng nhận thức thương hiệu, tăng lượng truy cập website, tăng số lượng khách hàng tiềm năng hay tăng doanh số bán hàng.

Mở rộng nền tảng quảng cáo

Không nhất thiết chỉ chạy quảng cáo trên một nền tảng nhất định mà bạn có thể kết hợp nhiều nền tảng khác nhau để tiếp cận được với đối tượng khách hàng mục tiêu hơn. Một số nền tảng quảng cáo trực tuyến phổ biến hiện này có thể kể đến như Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads, YouTube Ads… Bạn cũng nên chọn các nền tảng quảng cáo phù hợp với chủ đề, nội dung và định dạng của quảng cáo. Ví dụ, nếu bạn muốn quảng cáo về một sản phẩm mới, bạn có thể sử dụng video quảng cáo trên YouTube để giới thiệu tính năng và lợi ích của sản phẩm.

Tối ưu các yếu tố liên quan đến CPM

Bạn nên tối ưu các yếu tố như địa điểm, nhân khẩu học, thiết bị đặt quảng cáo, chủ đề website, kích thước quảng cáo, lưu lượng truy cập website, hiệu suất quảng cáo trên một trang và thời điểm hiển thị quảng cáo. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến giá CPM. Sử dụng các công cụ phân tích để thu thập và phân tích dữ liệu về các yếu tố này sau đó đưa ra mức giá CPM tối ưu nhất.

Nội dung quảng cáo

Nội dung quảng cáo luôn là thành phần quan trọng hàng đầu không chỉ đối với mô hình CPM mà còn là đối với những mô hình quảng cáo khác. Mẫu quảng cáo cần chứa từ ngữ hấp dẫn, gợi cảm xúc và thể hiện lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngoài ra, cần thêm một nút kêu gọi hành động (call to action) rõ ràng để khuyến khích người dùng nhấp vào hoặc làm theo yêu cầu.

Nhắm đúng đối tượng mục tiêu

Bạn nên nhắm đúng đối tượng mục tiêu như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, sở thích, hành vi… Bên cạnh đó, loại bỏ những đối tượng không liên quan hoặc không có khả năng chuyển đổi

Thời điểm hiển thị

Điều chỉnh thời điểm hiển thị quảng cáo sao cho phù hợp với hành vi và nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

Kết hợp các công cụ marketing khác

kết hợp công cụ khác với cpm
Kết hợp các công cụ khác với CPM để chiến dịch hiệu quả hơn

Việc kết hợp các công cụ marketing khác với quảng cáo CPM sẽ gia tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Bạn có thể sử dụng các công cụ như email marketing, social media marketing, content marketing, SEO… để tạo ra một chiến lược marketing toàn diện. Các nội dung và thông điệp của từng kênh quảng cáo cần phải có sự tương đồng để tăng sự nhất quán và tín nhiệm của thương hiệu.

Hiểu cách hoạt động hệ thống quảng cáo

Nên hiểu cách hoạt động của hệ thống quảng cáo cũng như những khái niệm ad network, ad exchange, ad server, ad inventory, bidding, auction… để có thể tối ưu CPM trong chiến dịch quảng cáo. Các số liệu như impression, view, click, conversion, CPM, CPC, CTR, CR, ROAS… cần được xem xét để đánh giá và điều chỉnh chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

Kết luận

CPM vẫn là một trong những kiến thức cần thiết cho những ai đang trên con đường khám phá “Digital Marketing”. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc đã có thể hình dung và hiểu được CPM hay Cost Per Impression là gì? Hoạt động như thế nào? Những ưu điểm và khuyết điểm của Cost Per Impression là gì? và những lợi ích mà nó mang lại. Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết thú vị của Toppage.vn về chủ đề Digital Marketing trong tương lai nhé!

Xem thêm: CPV Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Cách Tính CPV Chuẩn!